5 Điều cần biết khi kinh doanh phụ tùng ô tô xe máy online

Theo thống kê của Viện đăng kiểm Việt Nam, tính đến nay có hơn 60 triệu chiếc xe máy đang lưu thông đường bộ và là quốc gia thứ 4 trên thế giới có số lượng xe máy lớn nhất. Do đó nhu cầu sửa chữa, thay thế phụ tùng xe máy rất lớn tạo cơ hội cho người kinh doanh khởi nghiệp bằng mô hình kinh doanh phụ tùng ô tô xe máy online để tối ưu chi phí.

Điểm mạnh rất lớn cho những người kinh doanh phụ tùng online là nguồn hàng phụ tùng hiện nay vô cùng đa dạng và nhập hàng nhanh chóng. Bạn có thể nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, đơn vị phân phối độc quyền hoặc các đại lý uy tín trên thị trường. Vậy bạn cần chú ý những gì khi kinh doanh phụ tùng ô tô xe máy online?

1. Kinh doanh phụ tùng online cần những chi phí nào?

Những khoản chi phí cần có khi kinh doanh phụ tùng ô tô xe máy online bạn cần biết:

1.1 Chi phí gian hàng online

kinh doang phụ tùng ô tô xe máy onlineKinh doanh online không mất quá nhiều vốn để thuê mặt bằng tuy nhiên không phải bạn không mất phí. Kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Amazon đều mất phí gian hàng online. Chi phí này sẽ được trừ vào từng đơn hàng của bạn khi được bán ra từ 2 đến 5%.

1.2 Chi phí nhập phụ tùng

Kinh doanh cửa hàng và kinh doanh online thì đây vẫn là khoản phí không thay đổi. Đây được coi là nguồn chi phí lớn nhất khi bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên khoản chi phí này sẽ giảm dần trong các quý tiếp đó. Trong trường hợp bạn kinh doanh tốt thì khoản chi phí này không đáng kể.

Điều cốt lõi đó là bạn chọn được nguồn nhập hàng uy tín, giá cả hợp lý ngay từ khi bắt đầu kinh doanh. Với quy mô nhỏ, số tiền nhập phụ tùng xe máy rơi vào khoảng 80-100 triệu, mua máy móc hỗ trợ cùng các phụ kiện trưng bày khoảng 40-50 triệu đồng. Đối với các đại lý lớn khoảng tiền nhập phụ tùng có thể rơi vào 300 đến 500 triệu tùy thuộc vào quy mô. 

>> Nhập phụ tùng chính hãng từ Vina Hoàng An tại đây:

1.3 Chi phí nhân sự

Kinh doanh phụ tùng ô tô xe máy online cần nhiều nhân sự hơn bạn nghĩ: nhân sự tư vấn khách hàng, nhân sự chốt đơn, nhân sự kiểm hàng và nhân sự giao hàng. Đây cũng là khoản chi phí tương đối khi kinh doanh phụ tùng. Chi phí thuê mỗi nhân sự giao động từ 5 đến 10 triệu đồng + hoa hồng.

1.4 Chi phí vận chuyển

chi phí vận chuyển phụ tùngTrong kinh doanh online đây là khoản chi phí phát sinh thường xuyên hơn. Tuy nhiên hiện nay đã có các bên vận chuyển của các sàn thương mại điện tử hỗ trợ nên bạn cũng không phải quá tốn kém cho khoản chi phí này.

1.5 Chi phí kho hàng

Kinh doanh online hay offline thì bạn cũng cần phải có kho hàng để dự trữ bán hàng cho khách. Chi phí kho hàng tùy vào quy mô kinh doanh của bạn dao động từ 15 đến 75 triệu/tháng.

1.6 Chi phí marketing

Trong kinh doanh phụ tùng xe máy online đây là khoản chi phí khá lớn dành cho: quảng cáo, chi phí content, SEO, báo chí,…

>>> Xem thêm bài viết: Hướng dẫn kinh doanh phụ tùng xe máy cho người mới vào nghề

2. Nguồn hàng kinh doanh online nhập từ đâu

nhập phụ tùng ô tô xe máyViệc quan trọng nhất khi kinh doanh phụ tùng online đó là lựa chọn nguồn nhập hàng phụ tùng từ đâu. Hiện nay, có 3 nguồn nhập hàng chính dưới đây:

2.1 Nhập hàng từ nhà sản xuất

Nhập hàng từ công ty sản xuất trong nước sẽ nhận được trợ giá, chiết khấu, giảm chi phí vận chuyển.

Tuy nhiên công ty sản xuất trong nước có thể chưa có thương hiệu sản phẩm để khách hàng dễ dàng nhận ra. Bên cạnh đó nhập hàng từ công ty sản xuất thường phải nhập số lượng lớn nên vốn bỏ ra ban đầu khá lớn và rủi ro cao nếu không tiêu thụ được hàng.

2.2 Nhập hàng từ công ty tại nước ngoài

Đây là phương án tốt nhất đảm bảo chất lượng phụ tùng. Tuy nhiên nhập hàng tại các công ty nước ngoài thì giá cao, chi phí vận chuyển lớn và đối với các đại lý mới trên thị trường có thể chưa thu hút được người tiêu dùng mua sản phẩm.

2.3 Nhập hàng từ nhà phân phối trong nước

Nhập hàng từ nhà phân phối lớn trong nước được nhiều người kinh doanh lựa chọn bởi đây là giải pháp tối ưu nhất đối với những người mới kinh doanh phụ tùng xe máy.

  • Đảm bảo an toàn 100% sản phẩm chính hãng
  • Tiết kiệm chi phí vận chuyển
  • Không cần nhập số lượng lớn
  • Được hưởng chiết khấu – giá sỉ
  • Được trả hàng nếu ngừng kinh doanh

Hiện nay Hoàng An Vina là nhà phân phối hàng chính hãng online của nhiều thương hiệu nổi tiếng như: bộ giảm xóc – ty giảm xóc thương hiệu KISAIO, bộ dây curoa Mitsuba, Vòng bi (Bạc đạn) thương hiệu HCH của Tập đoàn HCH Bearing, Má phanh ô tô – xe máy thương hiệu Kevlar, Dầu nhớt MOTUL – Pháp,…

>>> Xem thêm bài viết:  Có nên kinh doanh phụ tùng xe máy: Phân tích tiềm năng, rủi ro thị trường

3. Hợp tác với đơn vị vận hàng

Vấn đề vận chuyển hàng trong kinh doanh phụ tùng online rất quan trọng. Hiện nay, hầu hết các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki đều đã có đơn vị giao hàng riêng bạn nên tận dụng. Đối với các kênh kinh doanh khác như Facebook, Zalo, Website,… bạn có thể sử dụng dịch vụ giao hàng nhanh, giao hàng tiết kiệm, giao hàng qua bưu điện.

4. Marketing sản phẩm

phụ tùng xe máy marketing
Một trong những nội dung quan trọng nhất trong kinh doanh online đó là làm sao để khách hàng biết đến sản phẩm của bạn. Marketing đóng vai trò quan trọng giúp khách hàng tiếp cận sản phẩm, khuyến mãi của bạn khi bán hàng trên các kênh điện tử.

Các hoạt động marketing phụ tùng ô tô xe máy bao gồm:

  • Chạy quảng cáo trên mạng xã hội, sàn thương mại điện từ
  • Gửi sms chương trình khuyến mãi
  • Gửi email chương trình khuyến mãi
  • Hoạt động SEO website, Social
  • Hoạt động báo chí
  • Hoạt động đi link sản phẩm
  • Hoạt động thương hiệu

5. Chăm sóc khách hàng online

Mua hàng online vẫn là hành trình mua hàng khiến khách hàng đắn đo nhiều. Do đó công tác chăm sóc khách hàng cần được chú trọng để khách hàng tin tưởng lựa chọn bạn và quay trở lại mua hàng lần sau.

Phụ tùng xe máy cũ hoàng anNếu bạn đang nhập hàng phụ tùng xe máy chính hãng từ các thương hiệu uy tín, hãy tham khảo các dòng sản phẩm của Vina Hoàng An đang phân phối dưới đây:

  1. Ty giảm xóc xe máy thương hiệu KISAIO
  2. Bộ giảm xóc (Phuộc) xe máy thương hiệu KISAIO
  3. Ty giảm xóc xe máy điện – xe đạp điện KISAIO
  4. Bộ giảm xóc (Phuộc) xe máy điện – xe đạp điện KISAIO
  5. Bi nồi (con lăn) xe máy KISAIO
  6. Lò xo chân chống cạnh, chân chống đứng; lò xo má phanh các loại
  7. Dây curoa (dây đai) xe máy thương hiệu MITSUBA của Tập đoàn Mitsuba – Thái Lan
  8. Vòng bi (Bạc đạn) thương hiệu HCH của Tập đoàn HCH Bearing
  9. Má phanh ô tô – xe máy thương hiệu Kevlar
  10. Dầu nhớt MOTUL – Pháp

>>> Bảng giá các sản phẩm phụ tùng ô tô xe máy Hoàng An Vina cung cấp với giá sỉ ưu đãi, vui lòng truy cập trang web để tham khảo chi tiết:

Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết, theo dõi website của chúng tôi để có thêm thông tin và những mẹo hay khi mua phụ tùng ô tô xe máy nhé!

Tham khảo chuỗi bài viết hữu ích:

  1. Có nên kinh doanh phụ tùng xe máy: Phân tích tiềm năng, rủi ro thị trường
  2. Kinh nghiệm mua phụ tùng xe máy trực tuyến dành cho dân kinh doanh
  3. Bắt đầu kinh doanh phụ tùng xe máy cần bao nhiêu vốn?
  4. 6 Bước xây dựng chiến lược kinh doanh phụ tùng xe máy thành công
  5. Nhập phụ tùng ô tô xe máy ở đâu chính hãng – đúng giá?
  6. Hướng dẫn kinh doanh phụ tùng xe máy cho người mới vào nghề

nguyencuc

all author posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are makes.