Người dùng ô tô chú ý các loại phụ tùng thiết bị trong ô tô cần thường xuyên bảo dưỡng để giúp xe hoạt động êm ái, luôn bền đẹp? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để có những thông tin hữu ích:
1. Quy trình kiểm tra bảo dưỡng phụ tùng thiết bị trong ô tô
1.1 Bước 1: Thay nhớt và kiểm tra lọc nhớt
Bước đầu tiên của bảo dưỡng xe định kỳ đó là kiểm tra nhớt và hệ thống lọc nhớt. Thông thường ô tô sẽ cần thay lọc nhớt sau 2 lần thay nhớt.
1.2 Bước 2: Kiểm tra và vệ sinh lọc gió động cơ
Lọc gió động cơ giữ vai trò quan trọng giúp lọc sạch không khí và cặn bẩn trước khi không khí được cùng nhiên liệu đi vào buồng đốt của xe. Trường hợp lọc gió bị rách thì bụi bẩn có thể lọt qua đi vào động cơ khiến ảnh hưởng đến sự vận hành của xe.
Đội ngũ kỹ thuật kiểm tra lọc gió và vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo tình trạng hoạt động tốt cho động cơ.
1.3 Bước 3: Kiểm tra lọc gió máy lạnh
Sau đó, cần phải kiểm tra lọc gió máy lạnh để loại bỏ những bụi bẩn từ môi trường không khí bên ngoài tránh ảnh hưởng đến không khí trong xe khi bật máy lạnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Thợ sẽ kiểm tra vị trí lọc máy lạnh và tháo lau chùi vệ sinh. Bạn nên kiểm tra hệ thống lọc gió sau mỗi 15.000 đến 20.000km di chuyển.
1.4 Bước 4: Kiểm tra hệ thống phanh xe
Hệ thống phanh xe là bộ phận rất quan trọng trong quá trình di chuyển. Bạn cần phải kiểm tra hệ thống phanh xem bố thắng có bị dính bẩn và giảm độ ma sát không. Nếu phát hiện nứt, giãn bạn cần phải thay ngay để đảm bảo an toàn.
1.5 Bước 5: Kiểm tra lọc xăng, mức dầu hộp số
Bạn cần kiểm tra các loại dầu trên xe như dầu hộp số, dầu thắng và dầu trợ lực lái, nước rửa kính và mực nước làm mát. Việc kiểm tra và vệ sinh lọc xăng định kỳ vô cùng quan trọng để rửa sạch cặn bẩn trong lọc xăng giúp cho quá trình cung cấp nhiên liệu tốt hơn.
>>> Xem thêm bài viết: Khuyến cáo Thời gian cần bảo dưỡng ô tô định kỳ kéo dài tuổi thọ
2. Những phụ tùng thiết bị trong ô tô cần bảo dưỡng định kỳ
Dưới đây là những phụ tùng bạn nên thay thế sau khi xe đi được một quãng đường nhất định:
2.1 Vệ sinh lọc gió, thay dầu sau 5000km lăn bánh
Người dùng cần bảo dưỡng định kỳ như thay dầu xe, vệ sinh lọc gió, hệ thống lọc điều hòa trên xe. Đối với thay dầu bạn có thể thay sau 5000 – 7000km đường đi tùy thuộc vào môi trường bạn di chuyển có khắc nghiệt hay không. Bởi nếu xe đi trên trường đèo, núi, khu vực gồ ghề sẽ lẫn nhiều kim loại, bụi bẩn cần thay dầu xe sớm để đảm bảo tuổi thọ cho xe.
Bạn nên mang xe đến các cơ sở uy tín để thay dầu. Nếu xe bạn còn bảo hành thì có thể mang xe đến điểm mua để được bảo hành miễn phí. Bạn cũng có thể tự thay dầu tuy nhiên lưu ý bạn cần phải tìm hiểu kỹ cách thay và chọn loại dầu phù hợp với xe.
2.2 Lọc dầu sau 5.000 đến 15.000km
Lần thứ hai thay dầu bạn sẽ cần phải lọc dầu để loại bỏ những cặn bẩn giúp động cơ được làm mới và bôi trơn kịp thời giúp xe hoạt động bình thường. Các chuyên gia khuyến nghị bạn nên lọc dầu trong khoảng từ 5000km đến 15.000km là tốt nhất.
2.3 Thay thế dầu phanh định kỳ sau mỗi 40.000 km
Bạn nên thay dầu phanh trợ lực định kỳ sau mỗi 40.000km để đảm bảo chất lượng dầu bôi trơn trên xe giúp hệ thống trợ lực phanh hoạt động trơn tru, êm ái.
2.4 Thay dây Curoa sau 40.000km
Dây curoa truyền động sử dụng sau một thời gian dài sẽ bị nứt làm giảm khả năng ma sát của xe khiến xe bị trượt. Các chuyên gia khuyến cáo người dùng nên thay thế dây curoa định kỳ thường xuyên sau mỗi 40.000 km đảm bảo hệ thống truyền động của xe.
2.5 Thay két nước, má phanh, bugi,… sau 100.000km
Sau khi xe di chuyển được 100.000km bạn nên súc két nước và thay thế toàn bộ hệ thống nước làm mát. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thay các bộ phận như má phanh, bugi xe để đảm bảo xe hoạt động an toàn.
>>> Xem thêm bài viết: Điểm tên 10 địa chỉ mua phụ tùng ô tô ở HCM giá tốt cho dân kinh doanh
3. Những bộ phận cần kiểm tra – bảo dưỡng thường xuyên
Ngoài các phụ tùng thiết bị trong ô tô cần thay thế và bảo dưỡng định kỳ, bạn cần quan tâm đến các bộ phận cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo xe luôn hoạt động ổn định trong tình trạng tốt nhất. Các bộ phận thường xuyên cần kiểm tra như: Hệ thống phanh xe, hệ thống lái, hệ thống chiếu sáng, đèn cảnh báo táp lô, hệ thống treo, lốp xe, ắc quy,…
- Hệ thống phanh: Cần kiểm tra tình trạng phanh ổn định và độ mòn má phanh, guốc phanh, tiếng kêu khi phanh cũng như ống dầu phanh.
- Kiểm tra hệ thống lái: Người dùng cần kiểm tra tình trạng đánh lái của xe có nhẹ nhàng, ổn định khi lái xe hay không. Bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra dựa trên âm thanh và khả năng đánh lái của vô lăng.
- Kiểm tra hệ thống treo: Hãy kiểm tra tình trạng hệ thống treo như: giảm chấn (phuộc), lò xo, cao su,…
- Kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng: Người dùng kiểm tra bằng cách bật công tắc điều khiển đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu trên xe. Kiểm tra bằng mắt thường để theo dõi lỗi chập chờn.
- Kiểm tra độ mòn lốp xe: bằng cách quan sát dấu báo mòn trên lốp và áp suất lốp cũng như độ mòn đều của lốp.
- Kiểm tra bình ắc quy: Hãy kiểm tra ắc quy thường xuyên và đảm bảo bình luôn sạch sẽ được siết chặt.
Trên đây là những phụ tùng thiết bị trong ô tô cần bảo dưỡng thường xuyên và những mẹo bảo dưỡng mà người dùng cần biết. Hy vọng bài viết mang lại kiến thức thực tiễn cho người dùng để bảo vệ xe luôn bền đẹp và sử dụng lâu dài.
Xem thêm bài viết:
- Kinh nghiệm mua phụ tùng xe hơi online tối ưu chi phí nhất
- 5 Chợ phụ tùng ô tô giá rẻ bất cứ dân kinh doanh nào cũng cần biết
- Điểm tên 10 địa chỉ mua phụ tùng ô tô ở HCM giá tốt cho dân kinh doanh
- Top 30 địa điểm mua phụ tùng ô tô ở Hà Nội chính hãng uy tín
- Gợi ý điểm mua phụ tùng ô tô xe máy giá sỉ tốt nhất thị trường
- Top 15 địa điểm mua phụ tùng ô tô uy tín tại TP.HCM
- Những bộ phận phụ tùng ô tô thường xuyên cần bảo dưỡng – thay thế
- Kinh nghiệm lựa chọn phụ tùng ô tô dành cho đại lý kinh doanh lẻ phụ tùng