Bạn đang muốn mở đại lý kinh doanh phụ tùng xe máy nhưng chưa biết chuẩn bị những gì và bắt đầu từ đâu? Nếu bạn không trang bị cho mình một chiến lược bài bản bạn rất dễ thất bại và không cạnh tranh được với các đại lý khác trên thị trường. Ở bài viết này, Vina Hoàng An chia sẻ những điều cần chuẩn bị để kinh doanh phụ tùng xe máy dành cho người mới.
1. Mở đại lý kinh doanh phụ tùng xe máy cần chuẩn bị gì?
Nhiều người cho rằng kinh doanh phụ tùng chỉ cần có nguồn vốn, tìm hàng và địa điểm kinh doanh là có thể thành công. Trên thực tế, đây là một hành trình đúng nhưng chưa đủ, nếu bạn hoàn thành cả 3 bước đó bạn muốn chỉ đáp ứng điều kiện để kinh doanh phụ tùng còn bạn chưa thể đảm bảo sẽ kinh doanh hiệu quả.
Dưới đây là những điều bạn cần chuẩn bị để kinh doanh phụ tùng thành công:
1.1 Xác định khách hàng mục tiêu và quy mô kinh doanh
Trước khi bắt đầu mở đại lý kinh doanh phụ tùng, bạn cần nghiên cứu thị trường để xác định tiềm năng, cơ hội, đối thủ cạnh tranh và khách hàng mục tiêu, quy mô kinh doanh của mình. Nếu bạn xác định mô hình kinh doanh phụ tùng đại lý thì cần phải chuẩn bị nguồn vốn lớn, nhập hàng chính hãng và kết nối với các điểm bán nhỏ. Nếu bạn chỉ muốn mở một cửa hàng phụ tùng nhỏ lẻ bạn có thể nhập đa dạng các loại phụ tùng: chính hãng, hàng loại 2, loại 3,… để kinh doanh.
Ở bước này bạn cần xác định chính xác những nội dung sau đây:
- Xác định dung lượng thị trường
- Xác định mô hình kinh doanh
- Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
- Xác định đối thủ cạnh tranh
- Phân tích SWOT: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
1.2 Chuẩn bị kiến thức
Có hai loại kiến thức bạn cần phải trang bị: kiến thức kinh doanh và kiến thức về phụ tùng xe máy.
Thứ nhất, về kiến thức kinh doanh. Bạn không thể làm giàu nếu như thiếu hướng đi đúng và tư duy kinh doanh dựa theo thời thế. Ví dụ như mô hình kinh doanh online. Nếu bạn không tận dụng mô hình này, bạn sẽ bị bỏ lại xa so với đối thủ và tự thu hẹp các nguồn kênh tạo ra doanh thu.
1.3 Chuẩn bị vốn
Vốn là điều kiện “cần” để kinh doanh bất cứ loại mặt hàng nào. Bạn cần xác định nguồn vốn cần có cho các loại chi phí phát sinh bao gồm:
- Chi phí thuê mặt bằng – điểm kinh doanh
Đối với chi phí mặt bằng bạn cần cân nhắc tùy thuộc vào nguồn vốn của mình để lựa chọn quy mô mặt bằng, địa điểm, mặt tiền để thuận tiện kinh doanh. Nếu bạn có vốn lớn có thể thuê mặt bằng tại các vị trí đắc địa, đông dân cư như các thành phố lớn (hà nội, thành phố HCM,…). Chi phí thuê có thể dao động từ 30 đến 100 triệu/tháng
- Chi phí nhập phụ tùng xe máy
Chi phí nhập phụ tùng xe máy là khoản chi phí cao nhất mà bạn cần tính toán kỹ lưỡng. Bạn cần xác định mục tiêu kinh doanh của mình là gì: phân phối hàng chính hãng, sỉ đại lý cho nhà sản xuất, cửa hàng phụ tùng nhỏ, quán phụ tùng tại các chợ,…
- Chi phí nhân viên
Tùy thuộc vào quy mô đại lý để bạn thuê nhân công cho phù hợp. Nếu bạn lần đầu kinh doanh đại lý bạn có thể tự bán hàng hoặc sử dụng chính người thân trong gia đình.
Hiện nay, với đại lý bán hàng 50m2 nên có khoảng 2 nhân viên: nhân viên bán hàng tại quầy và nhân viên bán hàng online dao động từ 10 đến 20 triệu chi phí nhân viên.
- Chi phí vận hành cửa hàng và chi phí khác
Bao gồm các loại chi phí như: Chi phí kệ trưng bày, băng dán, băng rôn, quảng cáo, chi phí điện, nước, thắp sáng; chi phí cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh tại cửa hàng; chi phí kho bãi chứa phụ tùng
1.4 Chọn địa điểm kinh doanh
1.5 Lên kế hoạch phương thức kinh doanh và dịch vụ khách hàng
Cuối cùng bạn cần lập kế hoạch các kênh có thể kinh doanh như online và offline để tối ưu chi phí và tăng doanh thu.
Mặt khác, bạn cũng cần lập các quy tắc chăm sóc khách hàng để nhân viên thực hiện hiệu quả giữ chân khách hàng tốt hơn.
>>> Xem thêm bài viết: 6 Bước xây dựng chiến lược kinh doanh phụ tùng xe máy thành công
2. Mở đại lý kinh doanh phụ tùng xe máy nên nhập hàng ở đâu?
2.1 Nhập hàng từ nhà sản xuất
Nhập hàng từ công ty sản xuất trong nước sẽ nhận được trợ giá, chiết khấu, giảm chi phí vận chuyển.
Tuy nhiên công ty sản xuất trong nước có thể chưa có thương hiệu sản phẩm để khách hàng dễ dàng nhận ra. Bên cạnh đó nhập hàng từ công ty sản xuất thường phải nhập số lượng lớn nên vốn bỏ ra ban đầu khá lớn và rủi ro cao nếu không tiêu thụ được hàng.
2.2 Nhập hàng từ công ty tại nước ngoài
Đây là phương án tốt nhất đảm bảo chất lượng phụ tùng. Tuy nhiên nhập hàng tại các công ty nước ngoài thì giá cao, chi phí vận chuyển lớn và đối với các đại lý mới trên thị trường có thể chưa thu hút được người tiêu dùng mua sản phẩm.
2.3 Nhập hàng từ nhà phân phối trong nước
Nhập hàng từ nhà phân phối lớn trong nước được nhiều người kinh doanh lựa chọn bởi đây là giải pháp tối ưu nhất đối với những người mới kinh doanh phụ tùng xe máy.
- Đảm bảo an toàn 100% sản phẩm chính hãng
- Tiết kiệm chi phí vận chuyển
- Không cần nhập số lượng lớn
- Được hưởng chiết khấu – giá sỉ
- Được trả hàng nếu ngừng kinh doanh
Bảng giá các sản phẩm phụ tùng ô tô xe máy Hoàng An Vina cung cấp với giá sỉ ưu đãi, vui lòng truy cập trang web để tham khảo chi tiết:
Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết, theo dõi website của chúng tôi để có thêm thông tin và những mẹo hay khi mua phụ tùng ô tô xe máy nhé!
Tham khảo chuỗi bài viết hữu ích:
- Bắt đầu kinh doanh phụ tùng xe máy cần bao nhiêu vốn?
- 6 Bước xây dựng chiến lược kinh doanh phụ tùng xe máy thành công
- Nhập phụ tùng ô tô xe máy ở đâu chính hãng – đúng giá?
- Địa điểm mua phụ tùng ô tô xe máy đảm bảo chất lượng – chính hãng 100%
- Kinh nghiệm mua phụ tùng xe máy online
- Mua sỉ phụ tùng xe máy giá tốt – nhập hàng nhanh cho các đại lý
- Bảng giá phụ tùng ô tô xe máy cập nhật mới nhất 2021
- Mở đại lý phụ tùng xe máy cần chuẩn bị những gì?