Vina Hoàng An

Mở đại lý phụ tùng xe máy cần chuẩn bị những gì?

Mở đại lý phụ tùng xe máy hiện đang là mô hình kinh doanh phổ biến được rất nhiều người lựa chọn. Vậy làm sao để bắt đầu kinh doanh đại lý bán phụ tùng xe máy?

Tại Việt Nam, sử dụng xe máy trở thành phương tiện đi lại không thể thiếu của mỗi gia đình. Theo thống kê của Viện đăng kiểm, mỗi gia đình ít nhất có một chiếc xe máy phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân. Chính nhu cầu sử dụng lớn đó, kinh doanh phụ tùng xe máy được coi là ngành “hái ra tiền” đặc biệt trong những năm 2015. Vậy làm sao để bạn làm giàu với ý tưởng kinh doanh này? Bạn cần chuẩn bị những gì trước khi mở đại lý phụ tùng xe máy?

 1. Phân tích thị trường và xác định khách hàng mục tiêu

Bắt đầu bất cứ một mô hình kinh doanh nào, chúng ta luôn xuất phát từ một ý tưởng kinh doanh. Sau đó thực hiện nghiên cứu thị trường và xác định khách hàng mục tiêu. Cụ thể công việc bạn cần làm:

Mở đại lý phụ tùng xe máy cần chuẩn bị những gì?Một lưu ý cho những người mới mở đại lý phụ tùng xe máy đó là nên xác định khách hàng mục tiêu ở phân khúc cao để cung cấp các mặt hàng chính hãng – chất lượng. Điều đó sẽ mang lại uy tín và niềm tin cho người tiêu dùng thay vì bạn làm đại lý cho các nhà phân phối mặt hàng kém chất lượng.

2. Xác định các loại chi phí để mở đại lý phụ tùng xe máy

Sau khi phân tích thị trường và bạn nhận thấy đây là một thị trường kinh doanh tiềm năng có tỉ suất sinh lời cao thì việc bạn cần làm đó là tính toán chi phí.


Việc mở đại lý phụ tùng xe máy cũng giống như các mô hình kinh doanh khác cần tập trung vào các loại chi phí sau:

2.1 Chi phí mặt bằng

Chi phí mặt bằng được coi là một khoản chi phí cố định trong kinh doanh. Hiện nay, chi phí thuê mặt bằng tại các thành phố lớn rơi vào khoảng 7-10 triệu đồng/20m2. Khi thuê mặt bằng thông thường bạn sẽ phải đóng tiền cọc 1 tháng đầu tiên và thu trước 3 tháng tiền mặt bằng. Như vậy chi phí mặt bằng đầu tiên bạn cần bỏ ra là khoảng 40 triệu

Nếu bạn có nguồn vốn hạn chế, bạn có thể lựa chọn các địa điểm đặt đại lý không thuộc khu vực đắc địa hoặc tại các tỉnh lẻ. Bên cạnh đó bạn có thể kèm theo bán hàng online để tiết kiệm vốn và mở rộng các kênh/nguồn bán hàng.

2.2 Chi phí nhập phụ tùng

Đây được coi là nguồn chi phí lớn nhất khi bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên khoản chi phí này sẽ giảm dần trong các quý tiếp đó. Trong trường hợp bạn kinh doanh tốt thì khoản chi phí này không đáng kể.

Điều cốt lõi đó là bạn chọn được nguồn nhập hàng uy tín, giá cả hợp lý ngay từ khi bắt đầu kinh doanh. Với quy mô nhỏ, số tiền nhập phụ tùng xe máy rơi vào khoảng 80-100 triệu, mua máy móc hỗ trợ cùng các phụ kiện trưng bày khoảng 40-50 triệu đồng.

Đối với các đại lý lớn khoảng tiền nhập phụ tùng có thể rơi vào 300 đến 500 triệu tùy thuộc vào quy mô. 

Điều quan trọng nhất đó là bạn cần phải tìm được nhà cung cấp phụ tùng giá tốt để làm ăn lâu dài và tối ưu chi phí kinh doanh.

>>>Tham khảo ngay: Nhập phụ tùng ô tô xe máy ở đâu chính hãng – đúng giá?

2.3 Chi phí nhân công bán hàng

Tùy thuộc vào quy mô đại lý để bạn thuê nhân công cho phù hợp. Nếu bạn lần đầu kinh doanh đại lý bạn có thể tự bán hàng hoặc sử dụng chính người thân trong gia đình.

Hiện nay, với đại lý bán hàng 50m2 nên có khoảng 2 nhân viên: nhân viên bán hàng tại quầy và nhân viên bán hàng online.

Lưu ý: Bạn nên sử dụng nhân viên bán hàng có hiểu biết về phụ tùng xe máy để tư vấn cho khách tránh tình trạng khách hỏi thông tin sản phẩm nhưng không trả lời được. Đối với nhân viên bán hàng online cần trực page thường xuyên, tích cực chia sẻ hình ảnh sản phẩm và hình ảnh bán hàng trực tiếp tại đại lý để lấy lòng tin của khách hàng.

2.4 Chi phí vận chuyển

Chi phí vận chuyển hàng chia thành 2 loại: nhập hàng trong nước và nhập hàng từ nước ngoài.

Nếu bạn muốn trực tiếp nhập hàng chính hãng từ các công ty sản xuất từ nước ngoài để kinh doanh thì chi phí sẽ khá cao. Bạn có thể lựa chọn phương án nhập hàng từ một nhà phân phối chính hãng trong nước để giảm khoản chi phí vận chuyển này. 

2.5 Chi phí vận hành đại lý

Đây là một khoản chi phí phát sinh thường xuyên để vận hành cửa hàng: điện, nước, thay kệ hàng,… Bạn nên chuẩn bị khoảng 20 triệu cho các loại chi phí phát sinh này.

>>> Bảng giá các sản phẩm phụ tùng ô tô xe máy Hoàng An Vina cung cấp với giá sỉ ưu đãi, vui lòng truy cập trang web để tham khảo chi tiết:

 3. Xác định nguồn hàng để nhập phụ tùng

Việc quan trọng nhất khi mở đại lý kinh doanh phụ tùng xe máy đó là lựa chọn nguồn nhập hàng từ đâu. Hiện nay, có 3 nguồn nhập hàng chính dưới đây:

3.1 Nhập hàng từ nhà sản xuất

Nhập hàng từ công ty sản xuất trong nước sẽ nhận được trợ giá, chiết khấu, giảm chi phí vận chuyển.

Tuy nhiên công ty sản xuất trong nước có thể chưa có thương hiệu sản phẩm để khách hàng dễ dàng nhận ra. Bên cạnh đó nhập hàng từ công ty sản xuất thường phải nhập số lượng lớn nên vốn bỏ ra ban đầu khá lớn và rủi ro cao nếu không tiêu thụ được hàng.

3.2 Nhập hàng từ công ty tại nước ngoài

Đây là phương án tốt nhất đảm bảo chất lượng phụ tùng. Tuy nhiên nhập hàng tại các công ty nước ngoài thì giá cao, chi phí vận chuyển lớn và đối với các đại lý mới trên thị trường có thể chưa thu hút được người tiêu dùng mua sản phẩm.

3.3 Nhập hàng từ nhà phân phối trong nước

Nhập hàng từ nhà phân phối lớn trong nước được nhiều người kinh doanh lựa chọn bởi đây là giải pháp tối ưu nhất đối với những người mới kinh doanh phụ tùng xe máy.

Hoàng An Vina – Nhà phân phối phụ tùng xe máy hàng đầu Việt Nam

Hiện nay Hoàng An Vina là nhà phân phối của nhiều thương hiệu nổi tiếng như: bộ giảm xóc – ty giảm xóc thương hiệu KISAIO, bộ dây curoa Mitsuba, Vòng bi (Bạc đạn) thương hiệu HCH của Tập đoàn HCH Bearing, Má phanh ô tô – xe máy thương hiệu Kevlar, Dầu nhớt MOTUL – Pháp,…

 

>>> Để xem chi tiết các loại sản phẩm và giá bán phụ tùng xe máy Hoàng An đang phân phối và sản xuất, vui lòng truy cập link website sản phẩm dưới đây:

Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết, theo dõi website của chúng tôi để có thêm thông tin và những mẹo hay khi mua phụ tùng ô tô xe máy nhé!

Exit mobile version