Kinh doanh phụ tùng xe máy là một trong những ngành thu hút rất nhiều đối tượng kinh doanh khởi nghiệp. Bởi nhu cầu sử dụng xe máy tại Việt Nam rất cao thuộc top 4 nước sử dụng nhiều ô tô xe máy nhất thế giới. Tuy nhiên việc kinh doanh phụ tùng không hề dễ dàng đặc biệt đối với những người chưa có kinh nghiệm. Một vấn đề quan trọng nhất trước khi kinh doanh đó là “ước tính chi phí”. Vậy kinh doanh phụ tùng xe máy cần bao nhiêu vốn và sử dụng vốn trong những nội dung nào?
1. Các loại chi phí trong kinh doanh phụ tùng xe máy
Trên thực tế, kinh doanh phụ tùng xe máy cũng giống như các loại hình kinh doanh khác cần có những loại chi phí căn bản sau:
1.1 Chi phí thuê mặt bằng – điểm kinh doanh
Nếu bạn có vốn lớn có thể thuê mặt bằng tại các vị trí đắc địa, đông dân cư như các thành phố lớn (hà nội, thành phố HCM,…). Chi phí thuê có thể dao động từ 30 đến 100 triệu/tháng
Ngược lại, nếu bạn có số vốn thấp, bạn nên tìm các địa điểm kinh doanh tại tỉnh lẻ hoặc khu vực trong ngõ chi phí sẽ rẻ hơn từ 8 đến 20 triệu/tháng.
Lưu ý: khi tính toán chi phí ban đầu để mở cửa hàng kinh doanh, bạn cần tính chi phí mặt bằng trong 6 tháng. Vì thông thường các chủ mặt bằng sẽ không cho thuê ngắn hạn dưới 6 tháng.
1.2 Chi phí nhập phụ tùng xe máy
Chi phí nhập phụ tùng xe máy là khoản chi phí cao nhất mà bạn cần tính toán kỹ lưỡng. Bạn cần xác định mục tiêu kinh doanh của mình là gì: phân phối hàng chính hãng, sỉ đại lý cho nhà sản xuất, cửa hàng phụ tùng nhỏ, quán phụ tùng tại các chợ,…
Nhìn chung, sẽ có 3 cách nhập phụ tùng phục vụ kinh doanh như sau:
- Nhập hàng từ nhà sản xuất chính hãng: nếu bạn có nguồn lực tài chính tốt bạn có thể chọn giải pháp này để mua hàng từ các nhà sản xuất trong và ngoài nước. Hình thức này sẽ phát sinh nhiều chi phí tiền hàng, vận chuyển, thuế, bốc vác,… Trung bình bạn cần có trên 300 triệu để nhập hàng từ nhà sản xuất
- Nhập từ đại lý phân phối: nhập hàng từ các đại lý, nhà phân phối phụ tùng uy tín được xem là sự lựa chọn hàng đầu với các startup mới bắt đầu kinh doanh. Việc nhập phụ tùng xe máy từ đại lý uy tín sẽ mang lại 5 lợi ích sau: Đảm bảo yếu tố chất lượng, Giá cả hợp lý phù hợp với mọi phân khúc khách hàng, Không cần nhập hàng với số lượng lớn, Dễ dàng vận chuyển tiết kiệm chi phí, Có thể đổi trả linh hoạt khi có nhu cầu bán loại phụ tùng khác
Chi phí để nhập hàng dao động từ 200 đến 30 triệu
- Nhập hàng từ các chợ đầu mối: 2 khu chợ bán phụ tùng xe lớn nhất cả nước đó là chợ Tân Thành (Q5, HCM) và chợ Trời ( Hai Bà Trưng, Hà Nội). Các sản phẩm phụ tùng ở đây đa dạng về chủng loại và các dòng phụ tùng xe. Tuy nhiên có rất nhiều cửa hàng bán sản phẩm không rõ nguồn gốc, nếu là người chưa có nhiều kinh nghiệm về phụ tùng thì rất dễ bị người bán nâng giá, bán hàng kém chất lượng.
Chi phí nhập hàng tại đây khá thấp từ 20 đến 100 triệu. Tuy nhiên không đảm bảo chất lượng phụ tùng. Bạn cần cân nhắc trước khi lựa chọn giải pháp nhập hàng.
Nhập hàng phụ tùng xe máy giá tốt – chính hãng đa dạng các thương hiệu từ Vina Hoàng An tại đây:
1.3 Chi phí nhân viên
Tùy thuộc vào quy mô đại lý để bạn thuê nhân công cho phù hợp. Nếu bạn lần đầu kinh doanh đại lý bạn có thể tự bán hàng hoặc sử dụng chính người thân trong gia đình.
Hiện nay, với đại lý bán hàng 50m2 nên có khoảng 2 nhân viên: nhân viên bán hàng tại quầy và nhân viên bán hàng online dao động từ 10 đến 20 triệu chi phí nhân viên.
Lưu ý: Bạn nên sử dụng nhân viên bán hàng có hiểu biết về phụ tùng xe máy để tư vấn cho khách tránh tình trạng khách hỏi thông tin sản phẩm nhưng không trả lời được. Đối với nhân viên bán hàng online cần trực page thường xuyên, tích cực chia sẻ hình ảnh sản phẩm và hình ảnh bán hàng trực tiếp tại đại lý để lấy lòng tin của khách hàng.
1.4 Chi phí vận hành cửa hàng và chi phí khác
Các chi phí vận hàng bao gồm:
- Chi phí kệ trưng bày, băng dán, băng rôn, quảng cáo
- Chi phí điện, nước, thắp sáng
- Chi phí cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh tại cửa hàng
- Chi phí kho bãi chứa phụ tùng
Những chi phí này sẽ cố định theo tháng trung bình rơi vào khoảng 50 đến 70 triệu.
Người kinh doanh phụ tùng xe máy cần căn cứ vào số vốn mình có để phân phổ những loại chi phí này cho phù hợp nhất, hiệu quả nhất tránh lãng phí.
>>> Xem thêm bài viết: Địa điểm mua sỉ phụ tùng giá máy giá tốt nhập hàng nhanh cho các đại lý
2. Tổng chi phí kinh doanh phụ tùng xe máy
Tiềm năng kinh doanh phụ tùng ô tô xe máy tại Việt Nam rất lớn, bạn cần có những chiến lược phân bổ chi phí để kinh doanh đạt hiệu quả cao. Để kinh doanh phụ tùng xe máy bạn cần bao nhiêu vốn?
- Ty giảm xóc xe máy thương hiệu KISAIO
- Bộ giảm xóc (Phuộc) xe máy thương hiệu KISAIO
- Ty giảm xóc xe máy điện – xe đạp điện KISAIO
- Bộ giảm xóc (Phuộc) xe máy điện – xe đạp điện KISAIO
- Bi nồi (con lăn) xe máy KISAIO
- Lò xo chân chống cạnh, chân chống đứng; lò xo má phanh các loại
- Dây curoa (dây đai) xe máy thương hiệu MITSUBA của Tập đoàn Mitsuba – Thái Lan
- Vòng bi (Bạc đạn) thương hiệu HCH của Tập đoàn HCH Bearing
- Má phanh ô tô – xe máy thương hiệu Kevlar
- Dầu nhớt MOTUL – Pháp
Bảng giá các sản phẩm phụ tùng ô tô xe máy Hoàng An Vina cung cấp với giá sỉ ưu đãi, vui lòng truy cập trang web để tham khảo chi tiết:
Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết, theo dõi website của chúng tôi để có thêm thông tin và những mẹo hay khi mua phụ tùng ô tô xe máy nhé!
Tham khảo chuỗi bài viết hữu ích:
- Nhập phụ tùng ô tô xe máy ở đâu chính hãng – đúng giá?
- Địa điểm mua phụ tùng ô tô xe máy đảm bảo chất lượng – chính hãng 100%
- Kinh nghiệm mua phụ tùng xe máy online
- Mua sỉ phụ tùng xe máy giá tốt – nhập hàng nhanh cho các đại lý
- Bảng giá phụ tùng ô tô xe máy cập nhật mới nhất 2021
- Mở đại lý phụ tùng xe máy cần chuẩn bị những gì?
- Những điều cần biết khi mua phụ tùng xe máy tại Hà Nội